Tin tức & Sự kiện
Thị trường - Công nghệ

Chăm sóc sức khỏe chủ động: Làm thế nào để đạt được hiệu quả tốt hơn?

time 21 tháng 04, 2023

Chăm sóc sức khỏe chủ động là cách để nâng cao, quản lý sức khỏe con người sao cho hiệu quả nhất. Vậy thế nào là chăm sóc sức khỏe chủ động? Tại sao cần chăm sóc sức khỏe chủ động? Hãy cùng Elcom tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Sau cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu gây ra bởi đại dịch Covid-19, cả thế giới nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật. Khi đại dịch kết thúc, người bệnh sau khi đã phục hồi vẫn có thể xuất hiện những triệu chứng kéo dài, đồng thời khởi phát một số căn bệnh tự miễn.

Theo các chuyên gia, hệ miễn dịch là lá chắn phòng thủ cực kỳ quan trọng. Sức khỏe của hệ miễn dịch đóng vai trò rất lớn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Và chăm sóc sức khỏe chủ động là cách nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe hiệu quả nhất.

1. Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?

Chăm sóc sức khỏe chủ động có thể được hiểu là cách chúng ta lập kế hoạch, thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao, bảo vệ hệ miễn dịch và phòng chống bệnh tật. Để chăm sóc sức khỏe chủ động, khách hàng cần phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ y tế nhằm theo dõi tích cực tình trạng sức khỏe, kịp thời phát hiện bệnh lý và có biện pháp ngăn ngừa trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng.

Khi kết nối, liên lạc với đơn vị y tế thường xuyên, những bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe sẽ kiểm soát được tình trạng của mình tốt hơn, được chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và khuyến khích áp dụng những biện pháp phòng ngừa. Đó là ví dụ về việc thực hành chăm sóc sức khỏe chủ động.

Chăm sóc chủ động là chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa, biến phòng ngừa bệnh tật trở thành mục tiêu chính, đồng thời, hỗ trợ khách hàng kiểm soát và nắm bắt được nhiều thông tin hữu ích hơn về tình trạng của chính mình. Ngay cả khi khỏe mạnh, người dân cũng cần kiểm tra tổng thể, uống thuốc hoặc thực phẩm bổ sung, tập thể dục, ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng theo chế độ quy định, lên lịch tái khám định kỳ.

Nếu được thực hiện đúng cách và thường xuyên, chăm sóc chủ động giúp cải thiện sức khỏe lâu dài thông qua việc theo dõi sự thay đổi trong lối sống, khuyến khích tự giám sát, kiểm tra và quản lý dữ liệu cá nhân.

Quá trình giao tiếp, tạo lòng tin giữa khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng rất quan trọng, góp phần thúc đẩy các cuộc thăm khám ngoại trú cũng như kiểm tra sức khỏe hiệu quả. Nó cho phép đơn vị chăm sóc theo dõi, lường trước dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và can thiệp kịp thời để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng.

Tại sao cần chăm sóc sức khỏe chủ động?

Trước đây, hầu như rất ít người dân có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là cư dân sinh sống tại những khu vực nông thôn, điều kiện kinh tế - xã hội chưa có nhiều sự phát triển. Chỉ có có bệnh, thậm chí bệnh trở nặng, họ mới tới cơ sở y tế để điều trị. Đó là hành vi chăm sóc sức khỏe phản ứng.

Không giống như chăm sóc chủ động, chăm sóc phản ứng giải quyết tình trạng bệnh sau khi chúng đã phát triển thành vấn đề nghiêm trọng. Quá trình này không ưu tiên phòng ngừa vấn đề trong giai đoạn đầu của bệnh, nên phương pháp tiếp cận phản ứng thường rất tốn kém nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả.

Đại dịch Covid-19 đã đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ động trở thành tâm điểm chú ý, là bước đà mạnh mẽ cho ngành chăm sóc sức khỏe nói chung hướng tới mô hình cá nhân hóa này.

Hàng năm, người Mỹ chi khoảng 3 nghìn tỷ đô la cho việc chăm sóc sức khỏe. Phần lớn trong số đó được dùng để điều trị các bệnh mãn tính, kéo dài suốt đời như tiểu đường, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và rối loạn sức khỏe tâm thần (thường phải trả thêm phí tư vấn, điều trị tại nhà, tùy thuộc vào mức độ bệnh nhân có xu hướng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của họ hay không).

Thay vì chi trả cho dịch vụ chăm sóc chủ động chất lượng cao, người dân phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn để chăm sóc phản ứng khi phát hiện bệnh lý. Trong khi đó, nhiều bệnh lý có thể phòng tránh hiệu quả được bằng cách chủ động theo dõi.

Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe chủ động?

Quá trình chăm sóc sức khỏe chủ động bắt đầu từ việc hình thành các nhóm, bao gồm: Người được chăm sóc và chuyên gia chăm sóc sức khỏe (Bác sĩ lâm sàng, điều dưỡng, y tá, người quản lý tài khoản kỹ thuật,...).

Những nhóm này thực hiện theo dõi, chăm sóc sức khỏe toàn diện, bởi một cơ thể khỏe mạnh cần đảm bảo tăng cường chức năng của tất cả các hệ thống bên trong và bên ngoài: Phổi, hô hấp, tuần hoàn, nội tiết, ngoại tiết, tiêu hóa, thần kinh, xương, cơ, thận, sinh sản,...


Hình thành các nhóm chăm sóc sức khỏe chủ động là bước quan trọng trong quá trình này - Ảnh: Internet

1. Tham gia giao tiếp liên tục, nhất quán

Nhóm chăm sóc chủ động không chờ đợi đến khi khách hàng gặp vấn đề. Thay vào đó, khách hàng chủ động cung cấp thông tin cần thiết, mô tả tình trạng, chỉ số dấu hiệu quan trọng để thực hiện theo dõi, đưa ra cảnh báo và yêu cầu kiểm tra. Nếu được chẩn đoán bất thường, khách hàng sẽ nhận được thông tin và những phương pháp xử lý phù hợp.

Thành viên y tế trong nhóm cần tương tác thường xuyên với khách hàng, quan sát sự thay đổi hành vi và bất ổn về cảm xúc, lên lịch tái khám giúp ngăn ngừa vấn đề nghiêm trọng phát triển. Họ cũng quan tâm những yếu tố xã hội xung quanh, ảnh hưởng tới sức khỏe của khách hàng để đảm bảo phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp, mang lại khả năng phục hồi nhanh chóng, hiệu quả.

Bác sĩ lâm sàng có thể sắp xếp thời gian chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc vật lý trị liệu cho khách hàng khi cần. Sau đó, bác sĩ theo dõi sát sao để đảm bảo biện pháp đưa ra mang lại kết quả tích cực.

Cả quá trình này yêu cầu khả năng giao tiếp tốt, cũng như tinh thần hợp tác và chủ động cao giữa nhiều thành viên trong nhóm.

2. Tạo lập kế hoạch sức khỏe được cá nhân hóa

Nhóm chăm sóc chủ động cộng tác với từng khách hàng để xây dựng Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân, bao gồm:

  • Đánh giá sức khỏe toàn diện: Khám sức khỏe với bác sĩ lâm sàng, kết hợp thông tin tiền sử gia đình, chẩn đoán, sinh trắc học và rủi ro sức khỏe; Theo dõi hành vi, thói quen của khách hàng, sau đó thiết lập mục tiêu và thách thức về sức khỏe.

  • Xây dựng kế hoạch trị liệu toàn diện: Kế hoạch hướng đến mục tiêu tổng hợp của chuyên gia y tế và khách hàng, mức độ cải thiện, tình trạng sức khỏe mong muốn và sự sẵn sàng bám sát việc chăm sóc.

  • Công cụ theo dõi số liệu: Khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể sử dụng nền tảng trực tuyến để trao đổi, cập nhật thông tin trên hồ sơ, bệnh án điện tử. Nhờ đó, dữ liệu trở nên thông suốt, sẵn có và dễ dàng theo dõi.

  • Nền tảng điều phối chăm sóc: Ứng dụng công nghệ vào y tế cho phép các bác sĩ, nhân viên chăm sóc theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch của từng khách hàng. Nhờ đó, những vấn đề bất thường có thể được kiểm soát kịp thời, khách hàng cũng dễ dàng liên hệ với nhóm chuyên gia chăm sóc khi cần.

3. Thực hiện quản lý chăm sóc dựa trên dân số

Khi quan hệ đối tác được hình thành giữa bác sĩ tư nhân, trung tâm y tế địa phương, bệnh viện cộng đồng, sở y tế, sở dịch vụ xã hội,... và nhóm quản lý chăm sóc, việc ngăn ngừa vấn đề, phòng chống bệnh tật trở nên dễ dàng hơn.

Các bên làm việc cùng nhau để xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Những nhu cầu này có thể bao gồm thăm khám, đánh giá sức khỏe từ xa, giáo dục sức khỏe tại nhà, hướng dẫn chế độ ăn uống, lên lịch hẹn tại phòng khám ngoại trú, nhận thuốc và tuân thủ liệu pháp cá nhân hóa,...

Hiện nay, nhiều đối tác chăm sóc chủ động trên thế giới đã thành công triển khai phần mềm ảo hóa, có thể chia sẻ dữ liệu sức khỏe cá nhân một cách an toàn:

  • Dữ liệu quản trị: Nhân khẩu học, thông tin công dân, nhu cầu sử dụng dịch vụ, tích hợp nhà cung cấp và dấu vết kiểm toán.

  • Dữ liệu quản lý chăm sóc: Lịch gặp gỡ của nhóm chăm sóc, rủi ro sức khỏe và đánh giá môi trường kinh tế - xã hội, nhu cầu đặc biệt và chi tiết kế hoạch chăm sóc.

  • Dữ liệu lâm sàng: Lịch sử thăm khám, các vấn đề, thủ tục, cuộc hẹn bị lỡ, những loại thuốc, chất bổ sung được kê đơn và không kê đơn, nguy cơ dị ứng, kết quả xét nghiệm,...

  • Dữ liệu liên lạc của bệnh nhân: Xử lý cuộc gọi, tin nhắn, cảnh báo, giới thiệu, tuyên bố từ chối trách nhiệm và thông báo thông tin mới được chia sẻ bởi khách hàng,...

4. Tận dụng công nghệ phân tích chủ động

Công nghệ cho phép cơ sở y tế lưu trữ hồ sơ sức khỏe điện tử hiệu quả, bao gồm rất nhiều thông tin cá nhân/dữ liệu nhạy cảm như triệu chứng, dấu hiệu sinh tồn, kết quả xét nghiệm và lịch sử sức khỏe.

Khi được kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích dự đoán để ngăn ngừa sự cố, chúng có thể tạo ra một tập hợp báo cáo, đưa ra những dấu hiệu cảnh báo sớm. Điều này cho phép các nhóm chăm sóc chủ động đánh giá được rủi ro sức khỏe khách hàng có thể phải đối mặt, từ đó kịp thời can thiệp và ngăn chặn.

Phân tích chủ động cũng cải thiện khả năng xử lý cuộc gọi của bác sĩ lâm sàng, hỗ trợ quy trình làm việc hiệu quả hơn, cho phép cơ sở y tế ưu tiên những người cần được chăm sóc, điều trị ngay lập tức.

Nhờ mô hình phân tích chăm sóc chủ động, bệnh nhân và gia đình của họ có thêm thời gian để đưa ra các quyết định mang tầm ảnh hưởng lớn. Khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề nào đó, người bệnh và gia đình có thể nghiên cứu, cân nhắc lựa chọn của mình trước khi đưa ra phương án giải quyết có căn cứ về các bước tiếp theo.


Nhờ hồ sơ bệnh án điện điện tử, bác sĩ và người bệnh đều có thể theo dõi sức khỏe thuận tiện - Ảnh: Internet

Chăm sóc sức khỏe chủ động là sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi, thói quen của người dân, đồng thời là bước tiến lớn của toàn ngành y tế nói chung. Với những lợi ích thiết thực, hy vọng hình thức này sẽ ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu nhằm nâng cao sức khỏe, tuổi thọ và cắt giảm chi phí.


GenAI thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động
GenAI thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động
time 26/04/2024
AI tạo sinh - Generative AI (GenAI) được nhiều doanh nghiệp tận dụng để tăng cường khả năng sáng tạo của con người, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tổ chức.
GenAI trong giai đoạn số hóa: Cơ hội và thách thức
GenAI trong giai đoạn số hóa: Cơ hội và thách thức
time 26/04/2024
AI tạo sinh (GenAI - Generative AI) cho thấy tiềm năng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo nhiều cách. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để ứng dụng GenAI, tuy nhiên cũng cần phải vượt qua nhiều thách thức ban đầu.
Top 11 đồng metaverse coin đáng quan tâm nhất 2024
Top 11 đồng metaverse coin đáng quan tâm nhất 2024
time 17/04/2024
Mỗi đồng metaverse coin đều có thể mang đến cơ hội tham gia vào thế giới kỹ thuật số, đồng thời giúp nhà đầu tư thu lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn.
Digital HR là gì? Vai trò của chuyển đổi số trong ngành nhân sự
Digital HR là gì? Vai trò của chuyển đổi số trong ngành nhân sự
time 16/04/2024
Quản trị nhân lực số (Digital HR) ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp và làm sao để phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực trong thời đại chuyển đổi số?
Quản trị số là gì? Tìm hiểu về mô hình quản trị số
Quản trị số là gì? Tìm hiểu về mô hình quản trị số
time 15/04/2024
Quản trị số được coi là một trong những hướng đi chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp và các tổ chức khu vực công không ngừng đổi mới trong thời đại chuyển đổi số hiện nay.